Nọc độc Ophiophagus

Hộp sọ rắn hổ mang chúa với 2 răng nanh

Nọc độc của rắn hổ mang chúa chủ yếu thuộc nhóm neurotoxin (độc tố thần kinh), được biết như haditoxin[60] và một vài hợp chất khác.[4][61] Độc tính LD50 nghiên cứu trên chuột biến thiên từ 1,31 mg / kg tại tĩnh mạch[62] và 1,644 mg / kg tại phúc mạc[62] đến 1,7-1,93 mg / kg dưới da.[63][64][65]

Rắn hổ mang chúa có khả năng giáng một vết cắn tử vong và nạn nhân bị tiêm vào thân một lượng lớn nọc độc với liều khoảng 200 đến 500 mg[8][66][67] hoặc thậm chí lên đến 7 ml.[37] Engelmann và Obst (1981) liệt kê liều lượng nọc độc trung bình khoảng 420 mg (trọng lượng thô).[64] Theo đó, một lượng lớn chất kháng nọc độc có thể đủ để đảo ngược sự tiến triển triệu chứng trúng độc khi bị rắn cắn.[6] Nọc độc tấn công hệ thần kinh trung ương của nạn nhân, dẫn đến đau nhức, mờ mắt, chóng mặt, buồn ngủ, và cuối cùng tê liệt. Nếu tình trạng nghiêm trọng, chất độc tiến đến hệ tuần hoàn, nạn nhân rơi vào trạng thái hôn mê. Tử vong nhanh chóng do bị suy hô hấp. Hơn nữa, nạn nhân còn có thể suy thận theo một vài quan sát vết cắn thí nghiệm mặc dù khả năng này không phổ biến.[68] Vết cắn của rắn hổ mang chúa có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng[6][8] chỉ sau 30 phút.[6][69] Độc rắn hổ chúa thậm chí được ghi nhận có khả năng giết chết một con voi trưởng thành trong vòng vài giờ.[70] Theo ước tính, lượng nọc độc tiết ra trong một vết cắn có khả năng gây tử vong cho khoảng 20 – 30 người trưởng thành nếu không được chữa trị.[37]

Có hai loại huyết thanh kháng độc được dùng điều trị rắn cắn. Hội Chữ thập đỏ Thái Lan sản xuất một loại, Viện nghiên cứu trung ương Ấn Độ sản xuất loại còn lại. Tuy nhiên, cả hai được dùng với số lượng nhỏ, trong lúc sẵn có đặt hàng, vẫn không được tích trữ nhiều.[71] Ohanin, một thành phần protein của nọc độc, gây ra hội chứng di động dưới và nhạy đau quá mức ở động vật có vú.[72] Các thành phần khác có cardiotoxic (gây suy tim)[73] cùng cytotoxic (hủy hoại tế bào) và neurotoxic (hủy hoại thần kinh).[74] Tại Thái Lan, hỗn hợp pha chế gồm alcoholrễ củ nghệ dùng để ăn, được chứng minh lâm sàng có khả năng phục hồi cơ thể mạnh mẽ, chống lại nọc rắn hổ mang chúa và độc tố thần kinh của những loài rắn khác.[75] Phương pháp điều trị thích hợp và trực tiếp sẽ rất quan trọng để tránh tử vong. Tiền lệ thành công được ghi nhận là một nạn nhân hồi phục và xuất viện sau 10 ngày nhờ điều trị bằng huyết thanh chính xác và chăm bệnh trong viện.[69]

Trường hợp bị loài rắn này cắn khá hiếm và hầu hết nạn nhân khống chế được con rắn.[8] Không phải tất cả vết cắn đều chứa độc nhưng thường được xem là có tầm quan trọng y tế.[76] Tỷ lệ tử vong lâm sàng biến đổi giữa các vùng miền và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn tiến bộ của y tế địa phương. Một cuộc khảo sát tại Thái Lan báo cáo có 10 ca tử vong trên tổng số 35 nạn nhân bị rắn hổ mang chúa cắn, tỷ lệ tử vong đặt ra (28%) cao hơn so với các loài rắn hổ mang khác.[77] Một báo cáo rà soát 6 năm được công bố của Bệnh viện Nam Ấn Độ cho biết 2/3 số nạn nhân bị rắn hổ mang chúa cắn được phân vào loại "nghiêm trọng", mặc dù cuối cùng không tử vong do điều trị y tế thích hợp.[68] Ban nghiên cứu độc tố lâm sàng tại Đại học Adelaide chỉ ra tỷ lệ tử vong do rắn hổ mang chúa cắn khi không được điều trị khoảng 50 - 60%, có nghĩa khoảng một nửa vết cắn không gây tử vong do nọc độc.[63]